SINH HOẠT CHUYÊN MÔN TỔ 4,5 THÁNG 9 (Điểm trường C)

Tháng Mười 7, 2019 3:59 chiều

 

SINH HOẠT CHUYÊN MÔN TỔ 4,5 THÁNG 9

NĂM HỌC 2019 – 2020

 

  1. Thời gian:

– Từ 14  giờ  đến 16 giờ 45 phút ngày 3 tháng 9 năm 2019

  1. Thành phần

– Đ/c Phạm Thị Thu Hà – Hiệu trưởng

– Đ/c Trần Thị Thanh Tâm – Phó hiệu trưởng

– Đ/c  Bùi Thị Thu Hoài – Phó hiệu trưởng

– Toàn bộ GV tổ 4,5 Trường tiểu học xã Thành Lợi

III. Địa điểm

-Tại văn phòng điểm trường C Trường tiểu học xã Thành Lợi

  1. Nội dung:
  2. Ban giám hiệu triển khai một số nhiệm vụ sau:
  • Đánh giá công tác tháng 9
  • Xây dựng công tác tháng 10

  * Triển khai thống nhất hoạt động của các câu lạc bộ.

+ Thống nhất số tiết câu lạc bộ trong 1 tuần: 2 tiết Toán tuổi thơ, 2 tiết Văn tuổi thơ, 1 tiết trải nghiệm,1 tiết kĩ năng sống, 2 tiết văn nghệ thể thao.

+ 2 tiết Toán tuổi thơ, 2 tiết Văn tuổi thơ, 1 tiết trải nghiệm,1 tiết kĩ năng sống do GVCN lên kế hoạch và tổ chức hoạt động.

+ 2 tiết văn nghệ thể thao do Đ/c Đức – Tổng phụ trách Đội lên kế hoạch và tổ chức hoạt động.

       * Hướng dẫn cách nhận xét học sinh.

+ Khi nhận xét học sinh, giáo viên hết sức khéo léo lựa chọn lời nói, từ ngữ vừa động viên được tinh thần, vừa thúc đẩy sự tiến bộ đồng thời vừa phải kịp thời uốn nắn, nhắc nhở những vấn đề học sinh hoàn thành chưa đạt yêu cầu.

        * Hướng dẫn cách soạn  tiết câu lạc bộ

+ Trong quá trình lên kế hoạch hoạt động của các câu lạc bộ, giáo viên cần có sự đầu tư về thời gian, sự tìm tòi để tự điều chỉnh các hoạt động sao cho phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp với các điều kiện tổ chức câu lạc bộ.

+ Sau mỗi hoạt động, giáo viên cần phải chốt kiến thức để học sinh ghi nhớ và vận dụng.

+ Các bài tập trong mỗi hoạt động cần có sự cân nhắc thật kĩ lưỡng, có thể tham khảo sách hoặc các dạng bài trên mạng và một số bài trong Toán tuổi thơ, Văn tuổi thơ.

+ Câu lạc bộ : Stem tái chế, Stem robot, …. Có thể lựa chọn những học sinh có năng khiếu để tham gia, đặc biệt mỗi giáo viên phải có 1 sản phẩm Stem tái chế/ 1 năm học.

 

 

Sau đây là mẫu bài soạn câu lạc bộ

CÂU LẠC BỘ “……”

CHỦ ĐỀ: …

  1. MỤC TIÊU

– Kiến thức:

– Năng lực:

– Phẩm chất:

  1. II. ĐỒ DÙNG, PHƯƠNG TIỆN TỔ CHỨC CLB

  GV

  HS

III. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, THÀNH PHẦN

– Thời gian từ….- đến….

– Địa điểm: tại ……, điểm trường….

……………………………

  1. CÁC HOẠT ĐỘNG
  2. Hoạt động 1: (Thời gian)

Tên hoạt động

Hình thức tổ chức (cá nhân, nhóm, …)

Bài lấy ở tài liệu nào, hoặc nội dung bài trình bày (chia ra các mức phù hợp trình độ hs)

Trình tự nội dung của hoạt động

Chốt được kiến thức cần ghi nhớ, cách làm, phương pháp làm,…

  1. Hoạt động 2: (Thời gian)

Tên hoạt động

Hình thức tổ chức

Bài lấy ở tài liệu nào, hoặc nội dung bài trình bày (chia ra các mức phù hợp trình độ hs)

Trình tự nội dung của hoạt động

Chốt được kiến thức cần ghi nhớ, cách làm, phương pháp làm,…

  1. Hoạt động 3: (Thời gian)

Tên hoạt động

Hình thức tổ chức

Bài lấy ở tài liệu nào (Có thể trích dẫn), hoặc nội dung bài trình bày (chia ra các mức phù hợp trình độ hs)

Trình tự nội dung của hoạt động

Chốt được kiến thức cần ghi nhớ, cách làm, phương pháp làm,…

 

Ngày ……….tháng ……..năm…………..

  1. BAN GIÁM HIỆU

 

 

SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ VĂN TUỔI THƠ

                                        CHỦ ĐỀ: MÙA THU CỦA EM

 

  1. MỤC TIÊU :

– Củng cố, mở rộng, phát triển, khắc sâu vốn từ về chủ đề mùa thu cho học sinh

– Giúp học sinh khám phá, trải nghiệm và hoà mình với thiên nhiên, thông qua trải nghiệm và các trò chơi dân gian rèn cho học sinh 4 kĩ năng:  nghe, nói, đọc,viết và giao tiếp.

– Giáo dục học sinh yêu thích vẻ đẹp thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước.

  1. ĐỒ DÙNG, PHƯƠNG TIỆN TỔ CHỨC CLB

    GV

+ Phiếu thu thập thông tin, đánh giá

+ Bảng nhóm, loa đài, mic

    HS

  + Tranh vẽ về mùa thu

+ Bài văn viết về mùa thu

III. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, THÀNH PHẦN

 

– 60 phút ( từ 15 giờ đến 16 giờ ngày …)

– Tại sân trường của Trường Tiểu học xã Thành Lợi điểm trường …..

– Đối tượng tham gia: học sinh lớp 3….

  1. CÁC HOẠT ĐỘNG
  2. Hoạt động 1: Khởi động (8 phút)

Hoạt động tập thể

Câu đố sau nói về những đồ chơi, trò chơi. Hãy gọi tên từng đồ chơi, trò chơi:

“Có cánh mà ở trên cao

Hôm nay bỗng lại rơi vào tay em

Em cầm, em múa, em xem

Giơ cao em rước trong đêm trăng rằm”

                         

                            “Có nước ăn, không nước uống

                             Thò tay xuống, có nước đi

                             Hết nước thì bí rì rì

                            Có nước cũng chẳng sợ chi ướt người”

 

  1. Hoạt động 2: Cùng thi tài

* Hoạt động nhóm  (15 phút )

Các câu hỏi chuẩn bị

  • Mùa thu diễn ra vào thời gian nào trong năm ?
  • Hằng năm sự kiện nào gắn liền với mùa thu ?
  • Em hãy đọc, hát hoặc ngâm thơ một đoạn, một bài về mùa thu ?
  • Em thấy cảnh vật, con người mùa thu ra sao?
  • Loài hoa nào tượng trưng cho mùa thu ?
  • Tết trung thu của chúng ta thường gắn với hai nhân vật nào?

* Hoạt động cá nhân (20 phút ) giới thiệu các tác phẩm mình đã chuẩn bị .

– Tranh vẽ về mùa thu

– Bài văn viết về mùa thu .

– Chơi trò chơi dân gian ( Múa lân –  sư tử – rồng )

  1. Hoạt động 3 : Về đích (10 phút )

Hoạt động nhóm

Mùa thu ngày khai trường

Hãy cùng các bạn chia sẻ về những hoạt động em đã tham gia trong ngày Tết Trung thu, ngày khai trường

  1. Tổng kết ( 7 phút )

Người dẫn chương trình tổng kết và mời ý kiến đánh giá nhận xét

Đánh giá họat động .

– Học sinh tự đánh giá

– Chủ nhiệm CLB đánh giá ( hoặc ban cố vấn)

3 2 1