SINH HOẠT CHUYÊN MÔN TỔ 4,5 THÁNG 10

Tháng Mười 30, 2019 9:02 chiều

SINH HOẠT CHUYÊN MÔN TỔ 4,5 THÁNG 10

NĂM HỌC 2019 – 2020

 

  1. Thời gian:

– Từ 14  giờ  đến 16 giờ 45 phút ngày 24 tháng 10 năm 2019

  1. Thành phần

– Đ/c Phạm Thị Thu Hà – Hiệu trưởng

– Đ/c Nguyễn Thị Hương – Phó hiệu trưởng

– Đ/c  Bùi Thị Thu Hoài – Phó hiệu trưởng

– Đ/c  Dương Thị An – Phó hiệu trưởng

– Thầy Được – Đại diện công ty Poki

– Toàn bộ GV tổ 4,5 Trường tiểu học xã Thành Lợi

III. Địa điểm

-Tại văn phòng điểm trường A Trường tiểu học xã Thành Lợi

  1. Nội dung:
  2. Dự giờ tiết dạy Kĩ năng sống với giáo án kĩ năng sống Poki
  3. Rút kinh nghiệm tiết dạy kĩ năng sống
  • Học sinh, phụ huynh rất hứng thú với môn học này.
  • Học sinh yêu thích, lắng nghe, tham gia sôi nổi, tiết học thuận lợi khi dạy vì có Ti vi.
  • Việc đưa kĩ năng sống vào dạy học rất cần thiết, tiết học có âm thanh, hình ảnh sinh động thu hút học sinh.
  • Giáo viên cần đọc kĩ giáo án trước khi dạy, xem kĩ powerpoint, chuẩn bị các đồ dùng cần thiết, phát huy hiệu quả tích cực của phần mềm, giảm bớt hoạt động của giáo viên.
  • Học sinh ghi chép bài để ghi nhớ bài học.
  1. Hướng dẫn các nội dung Tiết đọc thư viện.

*Mục tiêu của tiết đọc thư viện : giúp học sinh có thói quen đọc sách, trở thành người đọc độc lập.

3.1.  Tiết đọc thư viện thứ nhất: Dạy nội quy trong thư viện và cách tìm sách theo mã màu.

Đối với học sinh lớp 4 : mã màu trắng, xanh dương, vàng

Học sinh lớp 5: mã màu xanh dương, vàng.

  • Tiết đọc thư viện thứ hai: Hướng dẫn quy trình mượn trả sách và bảo quản sách.
  • Các hình thức đọc
  • 1 tiết đọc sách có 2 phần: 1 hoạt động đọc chính và 1 hoạt động mở rộng.
  • Hoạt động đọc chính : có 4 hình thức:

+  Đọc to nghe chung

+ Cùng đọc

+ Đọc cặp đôi

+ Đọc cá nhân.

  • Hoạt động mở rộng:

+ Thảo luận sách

+ Sắm vai

+ Viết và vẽ

  • Hướng dẫn các bước của từng hình thức đọc và hoạt động mở rộng
  • Hướng dẫn quy tắc 5 ngón tay: Khi học sinh đọc 5 câu liên tục :

+ Nếu học sinh mắc 0-1 lỗi, quyển sách thấp hơn trình độ đọc của HS, khuyến khích các em chọn quyển sách có mã màu cao hơn.

+ Nếu học sinh mắc 2-4 lỗi, quyển sách phù hợp với trình độ đọc của HS.

+  Nếu học sinh mắc từ 5 lỗi trở lên, quyển sách cao hơn trình độ đọc của HS, khuyến khích các em chọn quyển sách có mã màu thấp hơn.

  • Một số điều nên làm và không nên làm khi tổ chức các hoạt động đọc và hoạt động mở rộng.
  • Xây dựng lịch tiết đọc thư viện khối 4,5:

+ Đọc to nghe chung: 20% số tiết

+ Cùng đọc: 10% số tiết

+ Đọc cặp đôi: 30 % số tiết

+ Đọc cá nhân: 40% số tiết

  1. Thống nhất cách soạn Tiết đọc thư viện.

Sau đây là mẫu giáo án Tiết đọc thư viện:

Thứ     ngày        tháng           năm

TIẾT ĐỌC THƯ VIỆN

Đọc cá nhân

Hoạt động mở rộng: viết và vẽ

  1. MỤC TIÊU

– Học sinh biết chọn sách đọc theo ý thích phù hợp với trình độ; đọc, nhớ được nội dung câu chuyện,  viết – vẽ được về hình ảnh, nhân vật…yêu thích.

– Rèn cho học sinh kĩ năng lắng nghe và chia sẻ câu chuyện mình đã đọc .

– Học sinh ham thích đọc sách, có thói quen đọc sách và biết giữ gìn sách, truyện

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

– GV và HS:  sách truyện, giấy vẽ, bút chì, bút màu.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Giới thiệu  2-3 phút |  Cả lớp
– Ổn định chỗ ngồi cho học sinh: Học sinh ngồi gần với giáo viên.

– Cho HS nhắc lại về nội quy thư viện ( cho đến khi học sinh đã quen)

GV nêu câu hỏi để HS nhớ được nội quy thư viện:

– GV giới thiệu về hoạt động đọc các em sắp tham gia: Hôm nay, cô cùng các em sẽ tham gia học tiết đọc thư viện với hoạt động Đọc cá nhân.

2. Các hoạt động
2.1.  Đọc cá nhân
   Trước khi đọc  4-5 phút |  Cả lớp
1. Học sinh nêu mã màu phù hợp với lớp 5

– Hướng dẫn học sinh chọn sách có mã màu tương ứng với các kệ sách phù hợp để đọc. Nếu HS chưa chỉ được mã màu thì GV giúp HS.

2. Nhắc học sinh về cách lật sách đúng cách để sách sử dụng được lâu dài.

– Gọi 1-2 HS thực hành cách lật sách đúng.

– Nếu HS chỉ lật sách đúng, mà chưa nói đúng, thì GV có thể nhắc lại.

3.  Mời từng nhóm ( 6-8 học sinh) các em sẽ di chuyển nhẹ nhàng đến các giá để chọn sách, sau đó mỗi bạn lựa chọn cho mình một vị trí mà các em thấy thoải mái để ngồi đọc.

   Trong khi đọc  15- 20 phút |  Cá nhân
1. Giáo viên đứng ở vị trí thích hợp quan sát lớp và kiểm tra xem HS có đang đọc sách hay không.

2. Giáo viên quan sát lắng nghe hoạt động đọc của HS, khen ngợi những nỗ lực của HS.

3. Kiểm tra HS đọc theo quy tắc 5 ngón tay, giúp đỡ HS gặp khó khăn: Khi di chuyển xung quanh lớp  học, Giáo viên lắng nghe HS đọc vài câu, sau đó yêu cầu HS đó đọc 1 đoạn ( 5 câu) ngay trang đang đọc. Cảm ơn và khen ngợi HS. Nếu trong 5 câu đó mắc từ 5 lỗi trở lên thì sẽ yêu cầu HS đổi sách xuống trình độ đọc thấp hơn.

Sau khi nghe HS đọc xong, GV cũng cần động viên HS. (GV không nói là quyển sách đó có trình độ đọc khó),  yêu cầu HS đổi sang trình độ thấp hơn .

Sau khi HS đổi sách xong, đọc 1 lát, GV cũng cần quay lại để tiếp tục hỗ trợ em HS này 1 lần nữa bằng phương pháp 5 ngón tay, đảm bảo là HS đó đang đọc sách đúng trình độ đọc.

4. Quan sát học sinh lật sách và hướng dẫn lại cách lật sách đúng nếu HS lật sách sai.

   Sau khi đọc  6 – 7 phút |   Cả lớp
– Mời học sinh mang sách về ngồi gần giáo viên một cách trật tự.

– Giáo viên mời 3-4 HS chia sẻ về quyển sách mà em đã đọc.

VD:

+ Em có thích câu chuyện mình vừa đọc không? Tại sao?

+ Trong câu chuyện điều gì làm em thấy thú vị ?

+ Điều gì làm em cảm thấy thú vị nhất trong quyển sách mình vừa đọc?

+ Em thích nhất nhân vật nào trong câu chuyện? Vì sao?

– Giáo viên có thể tổ chức cho HS bên dưới đặt câu hỏi giao lưu cho bạn của mình sau khi đã đặt 3-4 câu hỏi cho HS đó.

– Giáo viên mời từng nhóm học sinh đi cất truyện trước khi chuyển sang hoạt động mở rộng.

2.2. Hoạt động mở rộng: Viết và vẽ  
   Trước hoạt động |  Cả lớp
GV thông báo với học sinh về hình thức của hoạt động mở rộng sẽ thực hiện: Hôm nay chúng ta sẽ thực hiện hoạt động Viết và vẽ.

– GV chia lớp thành các nhóm.

– Hướng dẫn các nhóm về vị trí ngồi của nhóm một cách trật tự.

– Giáo viên đưa ra yêu cầu để học sinh thực hiện: Ở hoạt động này, các em hãy lựa chọn một hình ảnh hay một nhân vật mà các em yêu thích trong cuốn sách mình vừa đọc, vẽ lên trang giấy A4 cô đã chuẩn bị (GV vừa nói vừa cầm tờ giấy Viết-Vẽ để hướng dẫn HS), khi vẽ xong các em hãy viết 3-4 câu cảm nhận của mình về hình ảnh, nhân vật em vẽ.

– Hướng dẫn học sinh phần nào dùng để vẽ, phần nào dùng để viết.

– Cô mời các nhóm trưởng lên lấy vật phẩm về cho nhóm mình.

   Trong hoạt động |  Cá nhân
– Di chuyển đến hỗ trợ học sinh, hướng dẫn học sinh vẽ khi học sinh gặp khó khăn.

– Động viên khen ngợi sản phẩm của học sinh. Không bắt học sinh phải vẽ đúng và hoàn chỉnh.

– Hướng dẫn học sinh trong nhóm chia sẻ sản phẩm với nhau.

   Sau hoạt động  Cả lớp
– Thu lại vật phẩm hoặc đề nghị đại diện mỗi nhóm lên gửi lại vật phẩm một cách trật tự.

– Cô mời tất cả các em quay trở lại gần cô.

– Giáo viên mời 3-4 học sinh lên chia sẻ với cả lớp.

VD: + Nhân vật vẽ là nhân vật nào?

+ Nêu cảm nhận của mình về nhân vật đó?

+ Em thích nhất hành động hay câu nói nào của nhân vật này trong truyện?

+ Em có thể giả tiếng kêu của con vật này không? ….

ð GV có thể linh hoạt đặt các câu hỏi cho HS chia sẻ sâu hơn.

+ Có bạn nào muốn đặt câu hỏi để chia sẻ với bạn về bài vẽ này không?

– Hướng dẫn học sinh thu lại sản phẩm- treo sản phẩm lên góc Viết- vẽ.

3. Củng cố-dặn dò   Cả lớp
Nhận xét học sinh qua tiết học

Giáo dục học sinh thói quen đọc sách và cách giữ gìn sách.

– Khuyến khích HS mượn sách về nhà để đọc.

 

1 2 3 4 5 6